Rót Cả Tâm Hồn Vào Đáy Cốc - Bí quyết thành công của Starbucks

Thứ tư - 14/09/2022 00:18
Trong cuốn tự bạch của người sáng lập ra cà phê Starbucks, nhan đề: "Rót cả tâm hồn vào đáy cốc", ông Howard Schultz cho biết: Starbucks đã xây dựng Cty Bán lẻ từng cốc cà phê như thế nào.
starbucks homeless rót cả tâm hồn vào đáy cốc
Starbucks Lets Drinkers Reserve A Coffee For The Homeless
Ông cũng không giấu giếm về những bí quyết đưa Starbucks thành một trong những cty kinh doanh khổng lồ của thế giới như hiện nay. Dĩ nhiên, không hề đơn giản.

Bên cạnh các mặt tài chính, quản lý và cạnh tranh mà bất cứ cơ sở kinh doanh lớn nhỏ nào cũng phải cần đến, thì 4 yếu tố để tạo sức bật là: (1) Tính quần chúng, (2) Tính sáng tạo độc đáo, (3) Năng lực quảng cáo tiếp thị và (4) Sức mạnh tổ chức nội bộ.

Ông Howard Schultz từng nói: "Chúng tôi không ở trong tư thế của tầng lớp kinh doanh cà phê mà ở về phía khách hàng uống cà phê". Như vậy có nghĩa, Howard Schultz xác định rằng ông và 12 vạn quân Starbucks thật sự đứng về phía "quần chúng nhân dân" , đồng nghĩa với sự làm giàu công khai trên thương trường với sự hưởng ứng và tiếp tay đắc lực của khách hàng.

Thông qua mạng lưới truyền thông đại chúng và thông tin điện tử của chính Starbucks, người ta có thể dễ dàng nhận ra 3 đặc tính nổi bật của Starbucks như sau:

- Về hình thức, hầu hết mọi quán cà phê Starbucks đều xuất hiện một cách khiêm tốn và bình dân. Từ màu sắc các bức tường đến cách thiết kế trần nhà, ghế ngồi, quầy hàng có một nét độc đáo riêng. Khách vào đều cảm nhận được bầu không khí ấm cúng, thân hữu và không phân biệt khi bước vào bất cứ một quán cà phê Starbucks nào.

- Vị trí của các quán cà phê Starbucks là một kinh nghiệm quý báu về "tính quần chúng". Starbucks thường nằm ở một vị trí rất khiêm tốn. Nhỏ nhắn, không trang trí màu mè, nhưng sự xuất hiện của Starbucks lại rất bắt mắt và nổi bật. Thế nhưng cách chọn vị trí tại những góc rất khiêm tốn lại chứng tỏ bản lĩnh cao cường của Starbucks về các mặt tâm lý, kỹ thuật, mỹ thuật và văn hóa.

- Tính quần chúng chiều khách của Starbucks còn được thể hiện trên các sản phẩm "cà phê" dành cho phụ nữ và trẻ em không bao giờ uống cà phê. Bởi vậy, từ dân ghiền cà phê nhà nòi đến các tay uống cà phê lơ tơ mơ đều kiếm được một ly cà phê hợp với trình độ và khẩu vị thưởng thức của mình. Do đó, cà phê Starbucks tại Mỹ đang trở thành một dấu hiệu tượng trưng về sự "sành điệu" của khách sành cà phê. 

Trong cuốn Lessons from the Top (Neff và Citrin, 1999), Howard Schultz đã từng nói về cái cảm giác mà thương hiệu của ông mang lại cho mọi người: “Trong một nhóm được ấn định trước để bàn về tính xã hội của Starbucks. Khi được chúng tôi đặt câu hỏi “Bạn nói chuyện với bao nhiêu người khi ở Starbucks?”, họ đã trả lời“Tôi không nói gì với một ai cả”.

Vì thế chúng tôi hiểu rằng đó chính là điều trải nghiệm từ Starbucks - phần nhạc du dương, bộ phim hấp dẫn, ly cà phê bốc khói lãng mạn và sự tĩnh lặng của tâm hồn”.

Starbucks chỉ là một cửa hiệu được xây bằng gạch vữa, bán một sản phẩm cụ thể (một tách cà phê) nhưng đã được chuyển thành một thứ gì đó có thể mang lại một cảm giác còn lớn mạnh hơn là chí một ly cà phê và một chỗ ngồi.

Nguồn tin: vietnambranding.com

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
hosting nhanh nhất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây