Tìm hiểu về công bằng thương mại - Fair Trade

Chủ nhật - 06/03/2022 19:27
Chúng ta vẫn thường nghe đến khái niệm công bằng thương mại (Fair Trade). Vậy Fair Trade là gì? Nó hoạt động như thế nào? Và có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Công bằng thương mại là gì?


Công bằng thương mại - Fair Trade là một quan hệ đối tác kinh doanh, dựa trên đối thoại , minh bạch và tôn trọng, tìm sự bình đẳng hơn trong thương mại quốc tế thông thường.

Nó góp phần vào sự phát triển bền vững bằng cách cung cấp điều kiện kinh doanh tốt hơn, và việc đảm bảo các quyền của nhà sản xuất và người lao động bị thiệt thòi.

Công bằng thương mại - Fair Trade có một cam kết rõ ràng Fair Trade làm nòng cốt chính của sứ mệnh của mình . Họ ủng hộ của người tiêu dùng, đang tham gia tích cực trong việc hỗ trợ các nhà sản xuất, nâng cao nhận thức và vận động cho sự thay đổi trong các quy tắc và thực hành của thương mại quốc tế thông thường.

Công bằng thương mại- Fair Trade nhiều hơn là chỉ giao dịch: nó chứng minh rằng công lý lớn hơn trong thương mại thế giới là có thể. Nó nhấn mạnh sự cần thiết cho sự thay đổi trong các quy tắc và thực hành thương mại thông thường và cho thấy làm thế nào một doanh nghiệp thành công cũng có thể đưa con người đầu tiên.

 

Công bằng thương mại trên thế giới


Ở tất cả các nước đang phát triển có nền kinh tế thị trường tự do và đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cú huých đầu tiên và nặng nề nhất theo sau sự kiện gia nhập WTO đều giáng xuống các cộng đồng ở vùng nông thôn. Các thay đổi từ chính sách tái cấu trúc nền kinh tế để có thể gia nhập WTO thường nhấn mạnh vào việc loại bỏ sự bảo hộ của nhà nước và các lá chắn bảo vệ cho lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp ở địa phương, song song với quá trình tư hữu hóa các dịch vụ xã hội vốn được bảo trợ bởi nhà nước. Kết quả đã gây nên thiệt hại to lớn cho các cộng đồng ở nông thôn trên toàn thế giới.

Một trong những nguyên nhân chính tạo nên thiệt hại cho các cộng đồng ở nông thôn khi tham gia vào nền kinh tế thị trường tự do là việc loại bỏ sự bảo hộ của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp và các ngành công nghiệp vốn được nhà nước bảo hộ.

Khi không còn sự bảo hộ của nhà nước, các cộng đồng này tự nhiên phải đối mặt với rất nhiều thách thức mà trước đây họ chưa bao giờ gặp phải. Thay vì làm việc cùng nhau vì một mục tiêu chung là tìm ra những cách sinh kế bền vững ở địa phương với khả năng duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên có lợi ích cho tập thể, các cá nhân lại quay ra chống lại nhau nhằm tiến xa hơn về mặt lợi ích tư nhân.

Việc tư hữu hóa khu vực vốn được sở hữu hoặc điều hành bởi cộng đồng tạo nên một cuộc cạnh tranh chống lại lẫn nhau hơn là phối hợp với nhau vì lợi ích chung của cộng đồng. Thông thường, điều này dẫn tới những lợi ích không công bằng và sự thiên vị cho những đối tượng có quan hệ tốt về chính trị, hoặc có khẳ năng tiếp cận với các nguồn tài chính để sở hữu và thu lợi từ những gì trước kia vốn là tài nguyên của cộng đồng. Điều này nhanh chóng làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không hề có sự quan tâm tới các hậu quả về môi trường, xã hội và cộng đồng.

 

Ý nghĩa của công bằng thương mại Fair Trade


Một ví dụ căn bản về khu vực bị ảnh hưởng bất lợi khi không còn sự bảo hộ của nhà nước là ở các làng nghề trên khắp Đông Nam Á. Các hộ gia đình phải cạnh tranh để làm thêm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong khi phải chấp nhận mức lương ngày càng thấp đi, nguyên nhân bởi vì họ đang cạnh tranh với nhau thay vì làm việc cùng nhau. Xu hướng này dẫn tới sự bần cùng hóa của toàn bộ cộng đồng làm nghề thủ công – vốn là truyền thống văn hóa quý báu của các nước như Việt Nam hay Thái Lan.

Đây là cách thức mà nó vận hành: mức giá mà những người thợ thủ công nhận được cho các sản phẩm họ làm ra được quyết định bởi các đại lý bên ngoài, họ không có quyền đàm phán gì hết ngoài việc chấp nhận hoặc không chấp nhận mức giá đó. Giống như trường hợp của những người nông dân trồng cà phê trên toàn thế giới, có rất nhiều trung gian giữa người sản xuất và người xuất khẩu, tất cả những trung gian này đều cố gắng vắt kiệt lợi nhuận trong khi người sản xuất chỉ có thể duy trì được cuộc sống vừa đủ để tồn tại. Ở Việt Nam, tôi thấy có khoảng 7 đến 12 trung gian giữa người sản xuất và nhà xuất khẩu. Nói một cách ngắn gọn, ở mức thấp nhất trong chuỗi cung ứng, nếu họ không chấp nhận mức giá đưa ra, họ có thể bị mất cơ hội duy nhất để có thu nhập. Hơn nữa, điều này chỉ làm phân hóa cộng đồng và phá hủy những gì trước kia từng là những cách sinh kế bền vững ở địa phương; và các làng nghề thủ công nằm trong khu vực dễ bị tổn thương nhất.

Ngoài ra, trong ngành thủ công mỹ nghệ thường xuyên có sự phân biệt đối xử liên quan tới bình đẳng giới. Phần lớn lao động trong quá trình gia công và chuẩn bị nguyên liệu sản xuất không được thừa nhận và không được trả lương bởi vì họ bị coi là lao động nữ làm tại nhà. Nói đơn giản, đó là vì vấn đề giới tính. Giống như làm việc nhà và nuôi con thường không được coi là một “công việc”, những việc mà một người phụ nữ làm để giúp đỡ cho thợ thủ công nam thường không được thanh toán.

Thành lập các HTX hoặc các tổ chức cộng đồng dựa trên nguyên tắc của Fair Trade, hướng tới giải quyết những bất bình đẳng giới trên đây, và hợp nhất cộng đồng làng nghề thủ công từ những thua thiệt trên thị trường ở địa phương và trên toàn cầu.

Fair Trade mang đến một nhận thức xã hội mà chúng ta không thấy được trong các lý thuyết thương mại tự do kiểu mới, được đề xuất bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hay trong các gói cải cách kinh tế bị áp đặt đối với các nước đang phát triển trong các Chương trình tái Cấu trúc của IMF và của WB.

Tổ chức Thương mại Công bằng Thế giới (WFTO) với một mạng lưới toàn cầu gồm các Tổ chức Fair Trade và các thành viên ở trên 70 quốc gia, đã thiết lập nên 10 nguyên tắc tiêu chuẩn mà bất kỳ tổ chức Fair Trade nào cũng phải tuân thủ. Hơn nữa mỗi tổ chức Fair Trade đều phải đóng góp cho cộng đồng của họ theo những cách thức phù hợp với nhu cầu xã hội đặc thù ở địa phương.

Nguồn tin: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

hosting nhanh nhất
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây