Thông tin tổng quan
Tên dự án: XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CÔNG BẰNG TẠI VIỆT NAM
Tổng trị giá dự án: 504,288 Euro
Phần tài trợ của EU: 428,644 Euro (85%)
Địa điểm thực hiện: Toàn quốc
Thời gian thực hiện: 35 tháng, từ 16/06/2014
Đơn vị chủ trì: Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn (VIRI)
Đối tác thực hiện:
Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas);
Hiệp hội Cà Phê & Cacao Việt Nam (Vicofa);
Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft);
Mục tiêu chung: “Phát triển và tăng cường khả năng kinh doanh thương mại công bằng ở Việt Nam tuân thủ các yêu cầu tiếp cận thị trường Châu Âu”
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tiềm năng thương mại công bằng ở Việt Nam
- Nâng cao nhận thức và thúc đẩy thương mại công bằng ở Việt Nam
- Xây dựng năng lực cho thương mại công bằng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tuân thủ theo các yêu cầu tiếp cận thị trường châu Âu
- Phát triển thị trường liên kết giữa các công ty thương mại công bằng ở Việt Nam và khách hàng thương mại công bằng châu Âu đồng thời phát triển các kênh thương mại công bằng ở Việt Nam
- Phát triển chính sách thương mại công bằng ở Việt Nam.
Đối tượng hưởng lợi:
- SMEs hoạt động trong ngành thực phẩm (chè, cà phê, ca cao, gia vị) và thủ công mỹ nghệ
- Các nhà sản xuất trong các ngành nghề trên;
- Các viện nghiên cứu và cán bộ làm chính sách của Việt Nam;
Kết quả dự kiến:
- Báo cáo đánh giá tiềm năng kinh doanh thương mại công bằng trong lĩnh vực chè, cà phê, cacao, gia vị và thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam đối với thị trường Việt Nam và Châu Âu
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ/các nhà sản xuất, tổ chức nghiên cứu, hoạch định chính sách và người tiêu dùng ở Việt Nam hiểu được các yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm của doanh nghiệp thương mại công bằng
- 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ/nhà sản xuất trong lĩnh vực chè, cà phê, cacao, gia vị và thủ công mỹ nghệ được đào tạo thực tế về các vấn đề khác nhau của thương mại công bằng
- 10 công ty được chứng nhận thương mại công bằng
- Liên kết thị trường mới giữa 15 công ty thương mại công bằng Việt Nam với những khách hàng thương mại công bằng châu Âu và thị trường địa phương, được thành lập ở 3 thành phố lớn của Việt Nam
- Ban hành chính sách về thương mại công bằng để tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm thương mại công bằng ở Việt Nam
Các hoạt động chính :
- Xây dựng báo cáo tổng quan và báo cáo đánh giá tiềm năng về thương mại công bằng trong 5 ngành nghề được lựa chọn
- Tổ chức hội thảo để công bố báo cáo đánh giá tiềm năng
- Xây dựng website để quảng bá và thúc đẩy doanh nghiệp và sản phầm thương mại công bằng
- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn, sổ tay và các tài liệu khác về thương mại công bằng
- Xuất bản 3 bài báo và sản xuất 2 chương trình TV về thương mại công bằng
- Thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo và tổ chức các chương trình tập huấn và tham quan học tập về thương mại công bằng
- Lựa chọn công ty và cung cấp hỗ trợ để doanh nghiệp được chứng nhận là doanh nghiệp thương mại công bằng và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng bộ quy tắc ứng xử
- Thiết lập mạng lưới vận động chính sách về công bằng thương mại
- Xây dựng và phát triển các liên kết thị trường giữa Việt Nam và EU