Tin tức, kiến thức cà phê, cách rang xay, pha chế cafe tổng hợp
Câu chuyện cà phê bẩn ở Việt Nam và bài học thương hiệu
Thứ tư - 14/09/2022 00:18
Hiện nay, câu chuyện sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê bẩn, cà phê chứa hóa chất độc hại ở Việt Nam chúng ta đang là vấn đề nan giải, thử nghĩ xem các thương hiệu cà phê nước ngoài họ đang làm gì và nghĩ gì về thực trạng này !
Công nghệ sản xuất chế biến cà phê bẩn quá dễ dàng
Trong vai người đi học nghề chế biến cà phê, phóng viên VTV đã tiếp cận một cơ sở chuyên sản xuất cà phê bẩn tại địa bàn giáp ranh 2 quận Bình Chánh và Hóc Môn, TP.HCM.
Tại cơ sở chế biến cà phê này, có thể cảm nhận được rất rõ mùi oi khói, mùi ngũ cốc, hương liệu và hoá chất quyện vào nhau cháy khét; những hạt đậu tương mới rang cháy đen, vón thành cục; ngô trộn lẫn vỏ cà phê hóa than.
Một người tại cơ sở sản xuất này bật mí: Tỷ lệ là 30% cà phê, 70% đậu tương, ngô, vỏ cà phê, dùng nước màu nấu đường đổ vào. Theo đó, nồi mật mía cô đặc được bổ sung một ít bột trắng - chất tạo bọt. Khoảng 25 phút sau, ngô rang cháy thành than được trộn lẫn với nồi mật mía, cho ra những sản phẩm đen xì. Sau đó, hương liệu, hóa chất tiếp tục được bỏ vào hỗn hợp này không theo liều lượng cố định nào.
Công khai bán hóa chất độc hại và...hướng dẫn sử dụng
Các loại hóa chất dùng sản xuất chế biến cà phê bẩn.Theo chủ một cửa hàng trong chợ Kim Biên, mỗi ngày cửa hàng bán ra cả ngàn lít hóa chất, hương liệu, trong đó có cả sản phẩm “cà phê siêu đặc 8X” với slogan: “siêu lợi nhuận, siêu tiện lợi”. Chủ cửa hàng này luôn tận tình hướng dẫn người mua cách pha chế và cả… phương pháp kinh doanh; như bán ở các bến xe khách, căng-tin trường học, bệnh viện, lề đường, chợ đêm… “Chỉ việc cho một ít cà phê sệt vào ly rồi cho nhiều đá vào khuấy đều là được. Khách hàng có là “thánh” cũng không tài nào phân biệt thật giả!”, chủ cửa hàng bật mí.
Không chỉ ở TP HCM, cà phê sệt cũng đã có mặt ở nhiều địa phương, trong đó có cả “thủ phủ cà phê” Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Trong vai một người mới mở quán, chúng tôi tìm đến một cửa hàng tạp hóa ở đường Hoàng Diệu (TP Buôn Ma Thuột) để hỏi mua “tinh chất” cà phê. Người bán hàng hồ hởi: “Ở đây có rất nhiều loại; từ dạng tạo mùi hương, độ sánh đến pha uống liền đều có đủ”.
Có thể nói rằng các sự kiện cà phê bẩn ở Việt Nam chúng ta vừa qua mọi người làm cà phê đều biết, các thương hiệu cà phê nước ngoài như Starbucks cũng không ngoại lệ. Vậy họ có quan tâm không? Họ có bức xúc không? Chắc là không !
Một điều mà chúng ta từng thấy rõ là sự kiện thương hiệu cà phê starbucks vào Việt Nam và ông chủ cà phê Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ đã có những phát ngôn gây sốc: Nào là starbucks là gã khổng lồ không có bản sắc; Starbucks chỉ bán nước ngọt có hương cà phê; Ai uống cà phê starbucks là sính ngoại, là không yêu nước... Đáp lại những điều đó chúng ta thấy starbucks có phản ứng gì không? Chắc là cũng không !
Vậy họ đang làm gì trong lúc này. Câu trả lời ai trong chúng ta cũng có thể thấy rõ. Họ vẫn đang bán cà phê, họ đang từng bước chinh phục người tiêu dùng và họ cũng đang giúp cà phê Việt Nam phát triển tốt hơn như sự kiện starbucks đưa cà phê Arabica Đà Lạt vào cửa hàng của họ trên khắp thế giới. Điều đó rất đáng để lưu tâm.
Hãy suy ngẫm, hãy nhìn nhận và hãy hành động thật thông minh để một ngày nào đó chúng ta có thể tự nắm lấy vận mệnh của ngành cà phê Việt Nam.